NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lưu giữ nét văn hóa ấm thực rượu cần của đồng bào K’ ho In trang
26/09/2024 10:41 SA
Đối với đồng bào K’ ho rượu cần được xem là thức uống quan trọng, là “linh hồn” trong văn hóa ẩm thực. Đặc biệt là trong nghi lễ của người K’ ho, rượu cần thể hiện sự thành kính đối với các thần linh (hay gọi là Yàng) và rượu cần còn là cầu nối liên kết mọi người trong cộng đồng. Tuy nhiên, qua thời gian, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều loại rượu, bia sản xuất công nghiệp nên nhiều người chuyển sang sử dụng các loại thức uống này. Nghề nấu rượu cần truyền thống của đồng bào K’ ho ở xã Bảo Thuận theo đó dần bị mai một. Thế nhưng ở xã Bảo Thuận vẫn có những người còn lưu giữ nét văn hóa ẩm thực này.
Gia đình Bà Ka Dọi - thôn Kala Krọt là một trong những hộ gia còn lưu giữ nét truyền thống làm rượu cần của người K’ ho. Với bà Ka Dọi, không khó để có được một ché rượu cần ưng ý, đậm đà hương vị người K’ ho, nguyên liệu chủ yếu để làm ra rượu cần là gạo và men. Bà Ka Dọi chia sẻ: “Đầu tiên cần lựa chọn loại gạo thơm ngon, nấu chín để nguội, rồi trộn với men. Khi đã trộn xong, lấy ché đã được chọn sẵn để bỏ cơm rượu. Trước khi bỏ cơm rượu sẽ bỏ trước một lớp trấu dưới đáy ché, phần còn lại của trấu tiếp tục được trộn cùng cơm rượu và tiến hành bỏ vào ché. Trấu trước khi sử dụng được sàng sạch sẽ và chỉ lấy phần vỏ trấu già, không lấy trấu bị vụn bột để bảo đảm vệ sinh và tránh bị tắc ống hút khi uống”. Mỗi năm gia đình bà Ka Dọi đều làm khoảng 100 ché rượu cần để bán cho bà con trong làng và khách gần xa với giá bán giao động từ 250 – 400.000 đồng/ ché, tùy theo thể tích mỗi ché. Nghề làm rượu cần vừa giúp gia đình bà Ka Dọi có thêm thu nhập, vừa lưu giữ nét ẩm thực truyền thống đồng bào nơi đây.

Bà Ka Dọi ủ rượu cần
Bà Ka Dọi ủ rượu cần


Tương tự theo chị Ka Dẩu, một người ủ rượu cần có tiếng tại thôn Kalatô Krềng, thì ủ rượu cần là công việc thường xuyên mà chị đã và đang làm hàng chục năm nay. Các công đoạn làm nên một ché rượu cần thơm, ngon được chị học từ mẹ của mình. Chị Ka Dẩu cho biết: “Ngày trước, tôi ủ rượu cần để phục vụ cho nhu cầu của gia đình là chính và sau đó khi thưởng thức rượu cần của tôi làm, bà con trong thôn ai cũng khen rượu thơm ngon. Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn tìm đến để mua rượu nên tôi đã mạnh dạn làm rượu cần để bán nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”. Khoảng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, gia đình hị Ka Dẩu ủ và xuất bán ra thị trường khoảng 150 ché rượu cần, với giá dao động từ 250 - 350 ngàn đồng/ché.

Chị Dẩu bên ché rượu cần do chị tự ủ
Chị Dẩu bên ché rượu cần do chị tự ủ


Trong tâm linh của người K’ ho rượu cần được ví như một nhân chứng và là phương tiện truyền lời của bà con tới Yàng (thần linh). Vì vậy, người K’ ho quan niệm rằng, mỗi khi cúng thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Đây cũng là lý do mà rượu cần là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ, tết của người K’ho ở xã Bảo Thuận nói riêng và huyện Di Linh nói chung. Cùng với đó, trong cuộc sống hàng ngày, rượu cần còn được xem là sản vật của núi rừng để đãi khách, nên hầu hết trong gia đình đồng bào K’ ho đều có một ché rượu cần được ủ sẵn. Nói cách khác, rượu cần có ở hầu hết các cuộc vui, buồn của người K’ ho. Ông K’ Broh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận cho biết: “Để lưu giữ nghề làm rượu cần - nét văn hóa ẩm thực của đồng bào K’ho, năm 2023 Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận đã thành lập 1 tổ hợp tác làm rượu cần với 10 thành viên và xã đang phấn đấu đưa sản phẩm rượu cần của tổ hợp tác đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP”.
Ngoài giá trị vật chất, rượu cần còn là sợi dây liên kết cộng đồng. Qua ché rượu cần, mọi người hiểu biết nhau hơn và đoàn kết, xích lại gần nhau hơn. Với hương vị ngọt cay, thơm nồng đặc trưng, những ai từng thưởng thức rượu cần của người K’ho trên địa bàn xã Bảo Thuận nói riêng và cao nguyên Di Linh nói chung dù chỉ một lần cũng sẽ nhớ mãi không quên.
Hà Thiết – Nguyễn Mai
Lượt xem: 184
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001921954
  •  Đang online: 119
  •  Trong tuần: 3.733
  •  Trong tháng: 48.299
  •  Trong năm: 48.299