NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Nguy cơ “cách mạng màu” tại Việt Nam: nhận diện và đấu tranh In trang
10/07/2023 10:13 SA

"Cách mạng màu" đang trở thành nguy cơ đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với nước ta thời gian qua đang hiện hữu những biểu hiện manh nha màu sắc của "cách mạng màu". Âm mưu của các thế lực thù địch là tác động đến các lĩnh vực của đời sống, trực tiếp và gián tiếp đến chính trị, kinh tế, văn hoá ở nước ta... Mục tiêu của chúng là kích động, gây mất trật tự xã hội, gây bất ổn, xung đột, tạo điểm nóng ở một số nơi và thổi nóng các mâu thuẫn trong một bộ phận quần chúng nhân dân…

Cách mạng màu là gì?

Từ những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, khái niệm cách mạng màu xuất hiện và bắt đầu được nhắc tới nhiều. Nhiều quốc gia ở Đông Âu thuộc Liên Xô (cũ) hay ở các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và hệ quả của nó vẫn kéo dài đến tận bây giờ.

Có thể hiểu Cách mạng màu là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương pháp bất bạo động giữa những kẻ ủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài. Những kẻ chủ mưu giương ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc biểu tình tuần hành khiến đời sống xã hội bị tê liệt, Chính phủ dần mất kiểm soát xã hội. Khi những cuộc biểu tình tác động xấu đến đời sống xã hội và sự điều hành của Chính phủ ở mức độ nào đó, sẽ xuất hiện các thế lực bên ngoài thông qua các tổ chức phi chính phủ, thậm chí Chính phủ của một quốc gia khác lên tiếng ủng hộ. Từ đây, xung đột giữa người dân và chính quyền ngày càng đẩy lên và rồi hậu quả của nó là rất nặng nề.

Mục đích của cuộc "cách mạng màu" là các thế lực bên ngoài, trong đó nổi bật là Mỹ và phương Tây đã lợi dụng những mâu thuẫn về sắc tộc - xã hội - tôn giáo nhằm câu kết với những đối tượng đối lập, “kẻ cơ hội chính trị” trong nước vạch kế hoạch, thực hiện đấu tranh, dưới chiêu bài hứa hẹn tạo ra Chính phủ mới tốt đẹp hơn, ảo tưởng về một xã hội văn minh hơn. Không đơn thuần là lôi kéo, dụ dỗ, người thiếu hiểu biết, thành phần bất mãn chính trị, mà còn có sự tham gia của thanh niên trí thức cấp tiến, được huấn luyện tổ chức, tập dượt và được đầu tư về vật chất, tài chính.

Những minh chứng về "cách mạng màu" ở các nước, vùng lãnh thổ như: Philippine (năm 1983), Tiệp Khắc (năm 1989), Nam Tư (năm 2000), Grudia (năm 2003), Cưrơgưxtan (năm 2005), Libăng (năm 2005), Iran (năm 2009), Tuynidi (năm 2010), Ai Cập (năm 2011), Maidan (2014), Hồng Kông (năm 2014) và ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi: Lybia, Xyri, Angiêri, Yêmen, Marốc, Gioócđani, Arậpxêút, Ôman, Irắc… Gần đây, là những diễn biến chính trị phức tạp tại Thái Lan, Campuchia, Mianma, Inđônêxia, Vênêxuêla… Điển hình là cuộc “cách mạng hoa hồng” trong năm 2003 buộc Tổng thống Gruzia Eduard Shevardnadze phải từ chức ngay sau khi vừa tuyên bố đắc cử tổng thống để nhường ghế cho Mikheil Saakashvili - một chính khách được đào tạo rất bài bản ở Mỹ. Cuộc “Cách mạng cam” lần thứ nhất ở Ukraine năm 2004 đưa Viktor Yushchenko lên cầm quyền và cuộc “Cách mạng cam” lần thứ hai cuối năm 2013 đầu năm 2014 dẫn tới cuộc chiến tranh bạo loạn lật đổ chính thể của Tổng thống Viktor Yanukovych. Phong trào chính trị mang tên “Mùa xuân Arab” từ cuối năm 2010 tới nay vẫn chưa chấm dứt ở các nước Bắc Phi -Trung Đông, núp dưới khẩu hiệu “chống tham nhũng” và “chống độc tài” để lật đổ chính thể của chính phủ nhiều nước trong khu vực này. “Mùa xuân Arab” đã dẫn tới cuộc chiến tranh xâm lược Libya do NATO tiến hành để xóa bỏ chính thể của Tổng thống Muammar Gaddafi. “Cuộc cách mạng nhung” dẫn tới bạo loạn chính trị ở Venezuela năm 2012 với toan tính ngăn chặn Tổng thống Hugo Chaves tái đắc cử nhưng bất thành. Cuộc “cách mạng trắng” ở Nga với toan tính ngăn cản Vladimir Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Tại Ukraine tháng 10/2019, hơn 30 nghìn người đã xuống đường biểu tình ở trung tâm Kiev để phản đối Tổng thống Volodymyr Zelensky với kế hoạch trao cơ chế đặc biệt cho vùng Donbas trong bối cảnh Nga và Ukraine chuẩn bị cuộc gặp thượng đỉnh song phương. Trong những năm qua, Ukraine đã không ít lần đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì bạo loạn đường phố được gọi là Maidan.

Nhận diện nguy cơ “Cách mạng màu” tại Việt Nam

Sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng trong hơn 35 năm qua tiếp tục giành được những thành tựu quan trọng được đông đảo các quốc gia, bè bạn quốc tế ghi nhận và tôn vinh. Nhưng với thủ đoạn thâm độc đi ngược lại xu thế phát triển của đất nước, ước nguyện hòa bình, mưu cầu hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, các thế lực “Cách mạng màu” thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhân sự thật lịch sử, tuyên truyền sai lệch nhằm làm cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Từ thực tế từ các cuộc Cách mạng màu ở một số quốc gia Đông Âu và Trung Đông, Bắc Phi trong thời gian qua, câu hỏi đặt ra là: Việt Nam chúng ta có phải đối diện với nguy cơ xảy ra Cách mạng màu hay không? Theo các chuyên gia phân tích, Cách mạng màu là một trong những thủ đoạn vô cùng nguy hiểm nằm trong âm mưu diễn biến hòa bình mà các thế lực thù địch đã và đang thực hiện. Một trong những mục tiêu của âm mưu này là lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy, Việt Nam là một trong những mục tiêu mà chúng sẽ tấn công. Các vụ việc trong nhiều năm qua cho thấy rằng các thế lực thù địch luôn không ngừng sử dụng chiến lược diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Những biểu hiện của cái gọi là Cách mạng màu vì thế cũng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Đó chính là các cuộc tụ tập đông người dưới nhiều lý do, trong đó có cả những cuộc tụ tập đập phá gây bất ổn xã hội.

Có thể nêu một số vụ việc sau: năm 2016, dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường sau sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra, các đối tượng đã kích động một số cuộc tụ tập đông người có hành vi bạo lực vi phạm pháp luật dưới chiêu bài “vì môi trường, chống Công ty Formosa Hà Tĩnh”.

Năm 2018, một kịch bản thâm độc lại lập lại khi các thế lực thù địch lợi dụng cái cớ là phản đối dự thảo luật đặc khu tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt tại tỉnh Bình Thuận xảy ra vụ việc các phần tử xấu hô hào gọi là “Hoạt động phản đối Dự thảo Luật Đặc khu”, “thể hiện lòng yêu nước”… lôi kéo kích động người dân tụ tập đông người trái phép, gây rối an ninh, trật tự, chống người thi hành công vụ, cố ý huỷ hoại tài sản, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Đối với vụ việc này các thế lực không đơn thuần chỉ là lôi kéo, dụ dỗ, kích động một số người mà chúng còn dùng tiền để mua chuộc, dụ dỗ người tham gia, mỗi người được trả vài trăm nghìn đồng để tham gia biểu tình, hưởng ứng, thậm chí gây thương tích với lực lượng công an thì số tiền còn lớn hơn. Tài trợ kinh phí, hô hào gây rối, xúi giục xuống đường thậm chí là bạo loạn chính trị là những thủ đoạn nhem nhuốc để giật dây, gây rối hòng phá hoại Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Năm 2019, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có trụ sở tại Mỹ do Đào Minh Quân - quốc tịch Mỹ cầm đầu, chỉ huy đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin bằng cách tổ chức chiến dịch trưng cầu dân ý, “vẽ” ra nhiều dự án cùng những lời hứa hẹn sẽ cấp đất, xây nhà để đánh vào lòng tham của một số người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết; chúng đã dựng lên các chiêu trò bịp bợm như hứa hẹn phong chức tước, bổ nhiệm cho các thành viên, đồng thời bịa đặt những thông tin, luận điệu xuyên tạc nhằm lừa phỉnh những người nhẹ dạ, nhất là những người có trình độ học vấn thấp hay những người bất mãn, tiêu cực… chúng hứa hẹn sẽ hỗ trợ tài chính, cấp đất, cấp nhà cho người nghèo đổi lại những ai đăng ký nhận hỗ trợ sẽ phải tham gia “trưng cầu dân ý” thể hiện quan điểm chống đối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì miếng bánh vẽ không có thật đã làm cho nhiều người nhận dính bẫy cứ chờ đợi trong hy vọng; tuy nhiên nhà, đất không thấy đâu chỉ thấy vướng vào vòng lao lý.

Có thể thấy rõ, thời gian, địa điểm, lý do viện cớ để kích động có thể khác nhau nhưng rõ ràng kẻ đứng đằng sau những vụ gây rối đều chung một thủ đoạn là nhen nhóm lên những đốm lửa phá hoại, mưa dầm thấm lâu qua những thủ đoạn này để chúng gieo rắc tâm trạng bất mãn, tiêu cực cho một số người dân để đến khi thích hợp sẽ tổ chức kích động, tiến hành bạo loạn.

Thời gian qua, một số các đài VOA, RFA, BBC, RFI cũng như một số trang mạng xã hội Youtube, Twitter, Facebok của các tổ chức “Việt Tân”, “Nhân dân hành động”, “Triều đại Việt”, “Tiếng dân”, “KTV”, “Tivi tuần san”, “TV24”, “Góc nhìn W.C”, N10TV, “No U”, “dân chủ” cuội trong và ngoài nước… thông qua các hình thức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận nhằm xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ dân tộc và vai trò lãnh đạo của Đảng hòng làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chúng thường sử dụng các thông tin các sự kiện có thật, nhưng được biên tập sửa chữa và thêm thắt các tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi được tung ra như một dạng thông tin chính thống. Những thủ đoạn kiểu này thường được thực hiện khá tinh vi, bài bản mà khi tiếp cận không chỉ những người có nhận thức hạn chế, phiến diện mà đôi khi cả những người có học vấn cao, nhận thức sâu rộng cũng có thể cũng bị mắc lừa.

Phòng ngừa, đấu tranh với nguy cơ “Cách mạng màu” tại Việt Nam

Đảng ta đã xác định, “diễn biến hòa bình” là một trong bốn nguy cơ chúng ta cần giải quyết. Đại hội XII xác định, cần “chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phitruyền thống; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”. Theo đó, Đảng ta xác định “củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng”.

Để ngăn chặn nguy cơ “cách mạng màu”, trước hết chúng ta cần phải nhận rõ những yếu tố chủ quan. Để người dân tin và không bị các thế lực thù địch lôi kéo, về chính trị cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Để lấy lại và tăng cường niềm tin của nhân dân, cần phải giải quyết tận gốc tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, xa dân, tham nhũng. Cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ở những vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa - những vùng dễ bị kẻ địch tấn công.

Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, khắc phục kịp thời nguy cơ phân hóa, mâu thuẫn, chấn chỉnh các biểu hiện suy thoái, phai nhạt lý tưởng và xử lý nghiêm minh các hành vi sai trái, lạm dụng chức quyền, tham nhũng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, cần thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về “xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc” với lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có sức chiến đấu cao; đồng thời xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Cần chủ động, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản bác những thông tin, luận điệu sai trái; kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong hoạch định và tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, cần chủ động dự báo những tình huống chiến lược về quốc phòng - an ninh có thể xảy ra; tích cực “bảo vệ Tổ quốc từ xa”, chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện, ngăn chặn mọi nguy cơ từ bên ngoài để triệt tiêu những yếu tố bất lợi có thể dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ.

 Về kinh tế, cần tiếp tục hoàn thiện “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Cần kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng với bảo đảm công bằng xã hội. Thực hiện xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cần ngăn ngừa và kiên quyết chống tình trạng “lợi ích nhóm” trong quá trình phát triển, xâm phạm lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Tăng cường hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện là một trong những điều kiện thuận lợi để chúng ta nâng cao vị thế quốc gia, cũng đồng thời ngăn chặn những âm mưu và hoạt động thù địch. Tăng cường hợp tác, mở rộng giao lưu thông qua các diễn đàn đa phương cũng hỗ trợ cuộc đấu tranh với các đối tượng, tổ chức chống phá từ bên ngoài. Trong quá trình hội nhập kinh tế, còn cần hạn chế những mặt trái của toàn cầu hóa, giữ vững độc lập tự chủ trong phát triển, không để rơi vào tình trạng lệ thuộc về kinh tế.

Hiện nay, mạng xã hội, Internet, truyền thông là một trong những công cụ đắc lực cho các thế lực thù địch truyền bá, tập hợp lực lượng thông qua các nguồn tài trợ của các NGOs. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng và người dân để thường xuyên rà soát những hoạt động tuyên truyền, lũng đoạn thông tin của các thế lực thù địch. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước”.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo bằng nhiều hình thức, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; ngăn chặn, vô hiệu hóa các tư tưởng ly khai, tự trị dân tộc. Tập trung phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đời sống nhân dân cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là tại các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Nghệ An, tạo niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước. Kiên quyết không để lặp lại các hiện tượng thành lập “Nhà nước Đềga độc lập” (Tây Nguyên), “Nhà nước Khmer Krom” (Tây Nam Bộ), “Vương quốc Mông” (Tây Bắc), “Vương quốc Chămpa” (Nam Trung Bộ).

Cuối cùng, cần đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền với sinh viên, thanh niên, trí thức. Trong các cuộc “cách mạng sắc màu” trên thế giới, đây là lực lượng nòng cốt, đông đảo thực hiện biểu tình, tuần hành, đòi cải cách, cải tổ, gây sức ép với chính quyền. Với việc cài cắm, nuôi dưỡng tầng lớp thanh niên, các thế lực thù địch mong muốn sẽ tác động vào mọi cơ chế của hệ thống xã hội Việt Nam trên tất cả mọi mặt; nhằm dần thay đổi chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như làm chệch hướng con đường phát triển của nước ta.

Với tất cả các quốc gia, môi trường hòa bình, an toàn và ổn định luôn là tiền đề để phát triển bền vững. Để đạt mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh, chúng ta kiên quyết làm thất bại những âm mưu gây “cách mạng màu”, giữ vững ổn định để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển.

Lê Văn Long

Lượt xem: 128
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001116711
  •  Đang online: 10
  •  Trong tuần: 2.419
  •  Trong tháng: 49.631
  •  Trong năm: 168.056