NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Gìn giữ nghề đan Gùi, Blớ truyền thống từ những đôi bàn tay khéo léo In trang
17/10/2022 09:35 SA

Từ xưa đến nay, với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Gùi, Blớ là một vật dụng quen thuộc gắn bó mật thiết trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Việc gìn giữ những chiếc Gùi, Blớ truyền thống không chỉ đơn thuần là gìn giữ những vật dụng để phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là giữ “hồn” của văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thôn Đồng Đò, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, Lâm Đồng đang có trên 300 hộ dân sinh sống với trên 90% là đồng bào DTTS, đời sống của bà con nhân dân còn có phần khó khăn nhưng cùng với chính quyền địa phương xã và Ban nhân dân thôn, bà con nhân dân nơi đây đã chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới vì thế quanh đường làng ngõ xóm của thôn đều sạch sẽ và khang trang, đời sống văn hóa và tinh thần ngày càng được nâng lên rõ rệt. Về thôn Đồng Đồ, xã Tân Nghĩa vào những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh trong ngôi nhà truyền thống ấm cúng, người già, người trẻ quây quần với những bàn tay khéo léo bằng cách thủ công truyền thống nhất, đang đan dệt tỉ mỉ và cẩn thận đầy trách nhiệm để làm nên những chiếc gùi xinh xắn, mang đậm những nét văn hóa truyền thống của những “nghệ nhân” đan Gùi. Theo lời kể của ông K’ Tam, sinh năm 1950, ông không nhớ rõ chiếc Gùi có từ lúc nào, chỉ biết rằng nó là sản phẩm được hình thành trong quá trình lao động, sản xuất của các thế hệ đi trước. Ông K’ Tam cho biết: ông bắt đầu học đan Gùi từ khi còn rất nhỏ do được truyền lại từ bố mẹ của ông, từ việc học những chi tiết nhỏ nhặt nhất đến lúc có thể đan được hoàn thiện một chiếc gùi phải mất rất nhiều thời gian học hỏi và chịu khó. Đến nay, ông Tam đã có hơn 10 năm kinh nghiệm với việc chuyên đan Gùi. Mặc dù cũng đã lớn tuổi nhưng những lúc nông nhàn, ông cùng với người dân trong thôn vẫn vào tận rừng sâu của xã Sơn Điền hay xã Tam Bố, huyện Di Linh để tìm lồ ô, mây, nứa… về đan Gùi cho gia đình sử dụng cũng như giới thiệu cho bạn bè và bán cho những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng. Những chiếc Gùi nhỏ, to ngoài để phục vụ cho gia đình, ông  còn bán gùi lớn với giá từ 500.000-1000.000 đồng/chiếc cũng mang lại một phần thu nhập khá ổn định cho gia đình. Với những chiếc gùi bình thường để sử dụng trong việc đi làm ruộng, nương rẫy của bà con trong buôn, ông chỉ cần mất khoảng 3 ngày là hoàn thành, còn với những chiếc gùi có nhiều hoa văn cầu kỳ bán cho khách du lịch thì mất khoảng 1 tuần.

Người dân thôn Đồng Đồ, xã Tân Nghĩa tranh đan Gùi

Cùng đam mê với việc đan gùi từ bé, ông K’ Brồi ở tuổi ngoài 60 vẫn thường xuyên đan những chiếc gùi truyền thống của đồng bào K’ ho. Theo ông, để hoàn thành một chiếc Gùi vừa đẹp vừa bền, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ việc chọn cây, chuốt nan đến kỹ thuật đan. Mặc dù giờ đây, khi bà con đã thôi nghề đan Gùi, ông vẫn say mê với nghề. Ông K’ Brồi nói, tôi đan Gùi thường xuyên không phải vì có khách đặt mua mà chỉ là để khỏi quên nghề. 2 loại Gùi mà người dân địa phương sử dụng nhiều nhất gồm Gùi dùng để gùi lúa, cà phê thì đan kín dày từ trên xuống dưới tránh rơi hạt khi vận chuyển, còn đối với gùi mang rau, bỏ vật dụng sinh hoạt thì đan thưa hơn, có khoảng hở ở đoạn giữa gùi.

Không chỉ dừng lại ở việc đan Gùi mà đồng bào K’ ho nơi đây còn đam mê với việc đan những chiếc Blớ để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trải qua hơn 60 mùa rẫy, nhưng đôi bàn tay thoăn thoắt của bà  Ka Nhồs người gắn bó với nghề đan lâu năm ở thôn Đồng Đò vẫn tự mình làm đủ các công đoạn để tạo ra một sản phẩm Blớ. Bà Nhồs tâm sự: nghề đan lát của đồng bào chúng tôi có từ rất lâu rồi, trong gia đình, đan lát là việc của cả đàn ông lẫn phụ nữ, đàn ông phải biết đan gùi còn đàn bà thì đan sớp cơm (Blớ), túi xách... nên từ bé tôi đã được ông bà, bố mẹ truyền dạy lại. Để hoàn thành 01 chiếc Blớ phải mất 01 ngày, nguyên liệu chính chủ yếu là cói và nguồn nguyên liệu cũng khá khó khăn nên cứ mùa nông nhàn chúng tôi lại rủ nhau đến những nơi cây cói sinh sôi nhiều lấy về trữ và làm dần.

 Các mẹ thôn Đồng Đồ, xã Tân Nghĩa tranh đan Blớ

Việc đan lát không phải chỉ có người già mà ngày nay, cùng với ý thức lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền của người đồng bò thì một số bạn trẻ cũng đã bắt tay vào học hỏi và đan thành thạo những chiếc Blớ. Chị Ka Hem, sinh năm 1993 chia sẻ: em thích đan những hiếc Blớ này từ lúc còn bé, nghe mẹ ngồi kéo những sợi cói kêu tí tách, em thấy có một âm thanh gì đó rất đặc biệt nên em đã học đan và đến bây giờ cũng đã có thể hoàn thành được 01 chiếc Blớ tuyền thống. Mong muốn lớn nhất của thế hệ trẻ bọn em là vừa biết được những nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó giúp nhiều người biết đến hơn nữa để không bị mai một; điều quan trọng hơn nữa là những sản phẩm đan lát được bán ra giúp bà con nhân dân có một phần thù nhập khá ổn định.

Những năm gần đây, sợ nghề đan lát bị mai một nên nhiều nghệ nhân, già làng hay người uy tín thành thạo nghề đan Gùi, Blớ ở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã nỗ lực truyền nghề, dạy nghề cho người trẻ ở địa phương. Song nghề đan thủ công truyền thống đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó và sự khéo léo, trong khi giới trẻ bây giờ ít người mặn mà với nghề này. Làm sao để nghề đan lát nói chung, đan gùi nói riêng của người Cơ ho không bị mai một vẫn là nỗi trăn trở của các bậc cao niên tại huyện Di Linh.

Hồ Phương

 

 

 

Lượt xem: 1.097
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001602347
  •  Đang online: 98
  •  Trong tuần: 13.987
  •  Trong tháng: 59.463
  •  Trong năm: 653.692