NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
GIÁ TRỊ CỦA MỘT TÁC PHẨM In trang
01/08/2023 08:03 SA

“Bệnh sợ trách nhiệm” là một trong những bài viết được biên tập trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản số tháng 11/1973, còn 3 tháng nữa là tròn 50 năm. Với khoảng 2000 từ, nhưng trong đó đã chỉ ra được những biểu hiện, nguyên nhân, yêu cầu cần phải khắc phục “bệnh sợ trách nhiệm”, như hồi chuông cảnh báo cho quá trình phát triển của xã hội nói chung, công tác xây dựng đảng, phát triển kinh tế xã hội nói riêng. Đọc xong chúng ta mới thấy được giá trị, tầm vóc, tính thời đại của tác phẩm bởi tại thời điểm bài viết ra đời, đến tận bây giờ và có lẽ trong tương lai nội dung bài viết luôn mang tính thời sự .

Như vậy, bệnh sợ trách nhiệm thời nào cũng có, xã hội muốn phát triển thì bệnh sợ trách nhiệm phải được chữa trị kịp thời, không để “nan y, di căn”.

Trong bài viết, tác giả có có đặt vấn đề và khẳng định “... Nhiệm vụ trước mắt đòi hỏi mọi người phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, nhưng hiện nay, trong cán bộ, đảng viên ta còn có những đồng chí sợ trách nhiệm. Người sợ trách nhiệm thường làm việc một cách cầm chừng cho “đủ bổn phận” cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn, vì luôn luôn lo sợ phải chịu trách nhiệm về những việc sẽ xảy ra nên không muốn cải tiến công tác, không dám mạnh dạn thay đổi những cái không hợp lý, chỉ muốn theo nếp cũ. Vì sợ trách nhiệm mà đi đến bảo thủ...Vì muốn trốn tránh trách nhiệm cá nhân của mình, các đồng chí này thường vin vào lý do chưa có chỉ thị của cấp trên để ỷ lại và chờ đợi một cách thụ động...Người sợ trách nhiệm cũng thường lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể... việc lớn, việc nhỏ gì cũng muốn đưa ra tập thể bàn, chờ ‘ý kiến của tập thể” cho “đỡ phiền”...

...Thái độ sợ trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên đang là một trở ngại cho công tác của Đảng và Nhà nước, làm cho công việc bị trì trệ, dậm chân tại chỗ, làm cho những nhân tố mới không phát huy được...sợ trách nhiệm tức là muốn yên thân, né tránh khó khăn, là thiếu tính chiến đấu, thiếu dũng khí cách mạng, là trái với “tinh thần dám xả thân vì sự nghiệp cách mạng”.

Tinh thần trách nhiệm chính là một yêu cầu thuộc về tiêu chuẩn của người cán bộ...”

Thực tế ở cơ sở cho thấy “bệnh sợ trách nhiệm” hiện nay khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu do cơ chế trong nhiều lĩnh vực chưa rõ cùng với chất lượng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên cả 2 phương diện: năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lối sống.

Thực tiễn phát sinh từ cơ sở mà cơ chế chính sách chưa theo kịp, đòi hỏi cán bộ, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương phải vì mục tiêu phát triển vì cái chung, vì mục tiêu phục vụ nhân dân để vận dụng cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển. Tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm cũng như thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành đã làm công việc trì trệ. Có những việc nếu đối chiếu với luật, quy định thì vướng mắc, nhưng khi cấp dưới bí, không dám làm thì hỏi cấp trên, hỏi thì cấp trên lại trả lời là làm theo luật, cứ qua lại như vậy thì không giải quyết được gì và đây là một tình trạng khá phổ biến. Nhiều trường hợp vô trách nhiệm được thể hiện: trong lúc yêu cầu nhiệm vụ, những vấn đề nóng hổi đòi hỏi phải sốc tới, phải quyết liệt nhưng cán bộ cứ “lững thững đi bộ”, nhiều trường hợp né tránh, sợ trách nhiệm lại được đánh giá là người “khôn”, biết xử lý công việc “khéo, tế nhị”. Sợ trách nhiệm đến mức không dám làm thì rất tiêu cực, như vậy từ sợ trách nhiệm dẫn đến vô trách nhiệm. Vì sợ trách nhiệm nên hậu quả là đã làm mất cơ hội phát triển, ảnh hưởng xấu đến môi trường thu hút đầu tư của nhiều địa phương cũng như làm bức xúc (thậm trí kéo dài) trong nhân dân. Nhiều trường hợp cán bộ lợi dụng chính sách chưa rõ ràng, khi giải quyết công việc thì gác lại, chờ cấp trên chỉ đạo, không giải quyết, nhưng cũng với nội dung này nếu có tí “bôi trơn” thì sẽ xử lý rất “linh hoạt”. Hành vi tiêu cực này khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay và dư luận trong nhân dân rất bất bình. Mặt khác, hiện nay, ngoài những nhiệm vụ chung, nhiều địa phương đang tích cực thực hiện phong trào xây dựng Nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, cần phải có nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt, quyết đoán, có quyết tâm cao để lãnh đạo, chỉ đạo nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi của dân như: lĩnh vực Nội chính, Tư pháp (đặc biệt trong xét xử), các dự án, công trình hạ tầng giao thông có liên quan tới giải phóng mặt bằng, đến đền bù, hỗ trợ, chính sách đất đai, cấp quyền sử dụng đất…nhưng vụ việc để dây dưa, tồn đọng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mỹ quan đô thị, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền… thì rất cần đến sự vào cuộc đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp có thẩm quyền và nhất là người đứng đầu.

Như vậy “bệnh sợ trách nhiệm” khá phổ biến và rất nguy hại. Chính vì thế, trong thời gian qua Trung ương đã ban hành nhiều văn bản để phòng ngừa và chữa bệnh này như:  Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của BCH Trung ương về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 15/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22-9-2021 về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”;  Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương “về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Tuy vậy, để khắc phục căn bệnh sợ trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo, bảo vệ cán bộ, để chủ trương đi vào cuộc sống cần thể chế hóa quy định của Đảng thành pháp luật, tránh tình trạng xử lý chưa thống nhất, đồng bộ và tùy tiện.

Để khắc phục tình trạng “sợ trách nhiệm”, trước mắt cần thực hiện một số giải pháp:

 Một là: Tăng cường, thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các văn bản trên cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân nhân đề vừa nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đạo đức công vụ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cấp ủy và chính quyền các cấp, cần xác định rõ bản lĩnh chính trị sẽ tạo lên uy tín của người lãnh đạo, qua đó tạo sự thống nhất trong ý chí và hành động, đồng thời nâng cao vai trò giám sát, đánh giá của nhân dân đối với hiệu quả của quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Hai là: Hoàn thiện, nâng cao chất lượng những quy định, hướng dẫn thuộc về chủ trương, chính sách trên sơ sở xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn tại cơ sở. Đặc biệt Trung ương cần kịp thời có quy định, hướng dẫn về cơ chế bảo bệ những người dám nghĩ, dám nói, dám chịu trách nhiệm và có chính sách khen thưởng, động viên cũng như nêu gương kịp thời để lan tỏa thành phong trào “không sợ trách nhiệm” trong thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động mà nòng cốt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp. Bám sát vào quy định, quy chế làm việc, phát huy trí tuệ, trách nhiệm của tập thể, những gì khó thì đưa ra tập thể bàn. Đối với những nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị thì cần phải có quy chế phối hợp để tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”, dây dưa, đùn đẩy trách nhiệm, khi xử lý thì không quy trách nhiệm cho đối tượng để xảy ra vi phạm.

Ba là: Tiếp tục thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt đảng theo Chỉ thị 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 24/9/2018 của Ban Tổ chức Trung ương. Đưa tác phẩm Bệnh sợ trách nhiệm” vào nội dung sinh hoạt chuyên đề của chi bộ để tạo sự thống nhất chung về nhận thức, hành động trong toàn thể cán bộ, đảng viên.

Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là đối với cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành. Qua đó nếu trường hợp sợ trách nhiệm mà không làm thì kiên quyết xử lý vì không làm không có có nghĩa là không có khuyết điểm, mà không làm có nghĩa là không có trách nhiệm và theo tinh thần Nghị quyết Trung 4 (khóa XII) thì đây là những cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Như vậy phải bị xử lý theo quy định 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị “về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên”, đồng thời bố trí cán bộ theo tinh thần Thông báo số 20-TB/TW, ngày 08/9/2022 của Bố Chính trị “về chủ trương bố trí cán bộ sau khi bị kỷ luật”, nếu không thực hiện tốt sẽ nuôi dưỡng “bệnh sợ trách nhiệm”. Kiên quyết thay thế cán bộ vì sợ trách nhiệm mà không dám làm theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng khó khăn, phức tạp: “nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt khí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”.

Nguyễn Văn Liêm

Lượt xem: 185
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001124506
  •  Đang online: 11
  •  Trong tuần: 11
  •  Trong tháng: 6.619
  •  Trong năm: 175.851