Trong năm 2024, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Di Linh đã chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề nông thôn.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện trao bằng tốt nghiệp cho học viên
Từ đầu năm đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức được 20 lớp đào tạo nghề sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng cho lao động nông thôn với các nghề: Sữa chữa máy nông nghiệp, chăm sóc sắc đẹp, diễn tấu cồng chiêng, trồng và chăm sóc cây lâu năm, đan lát, nấu ăn, kỹ thuật pha chế… với gần 500 học viên. Trong đó, đào tạo nghề thường xuyên, sơ cấp nghề được hơn 4.150 học viên; đào tạo tại các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề hơn 900 học viên; đào tạo theo hình thức kèm cặp, truyền nghề tại các cơ sở, Doanh nghiệp là hơn 1.000 học viên; đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài huyện hơn 1.000 lượt người.
Học viên tham gia lớp đào tạo trang điểm làm đẹp
Qua tổng kết, số lao động được đào tạo nghề trên địa bàn huyện năm 2024 là 7.050 người, đạt 117% so với kế hoạch. Qua đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện lên 80%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 31%. Thời gian tới, huyện Di Linh sẽ tiến hành khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch mở lớp và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, huyện sẽ tập trung hỗ trợ lao động nông thôn vay vốn sau học nghề để đầu tư sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt; hướng dẫn lao động nông thôn hình thành các tổ, đội, nhóm sản xuất. Đặc biệt, huyện sẽ tăng cường vai trò của hội, đoàn thể các cấp trong việc gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh của các cấp hội, đoàn thể.
Duy Nhã