NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Giải pháp trong xây dựng nếp sống văn minh nhằm xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trên địa bàn huyện Di Linh In trang
15/04/2024 10:37 SA

Huyện Di Linh có 28 dân tộc anh em cùng chung sống; trong suốt quá trình sinh sống, lao động và sản xuất mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hoá truyền thống riêng, độc đáo, phản ánh chân thực đời sống văn hoá của dân tộc mình qua từng giai đoạn. Với đặc thù là huyện có diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính nhiều nhất tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm gần 40%, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhiều phong tục tập quán, không còn phù hợp. Chính vì vậy, trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng văn hóa, con người trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là xóa bỏ các phong tục, hủ tục lạc hậu... Các chủ trương, chính sách được ban hành và thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa, con người, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục thực hiện các quy định của cấp trên như: Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg, ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL, ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Ủy ban nhân dân huyện Di Linh ban hành Kế hoạch số 115/KH-BCĐ ngày 30/12/2021 của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Văn bản số 3243/UBND, ngày 31/12/2021 của UBND huyện Di Linh về triển khai kế hoạch số 115/KH-BCĐ ngày 30/12/2021 của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Bên cạnh đó, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo huyện đã ban hành nhiều văn bản về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn; văn bản về tăng cường công tác quản lý lễ hội, công tác quản lý, xây dựng thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn. Đối với cấp xã: 19/19 xã, thị trấn đều có kế hoạch triển khai đến các thôn, tổ dân phố và Nhân dân trong từng địa bàn để thực hiện, đã mang lại những kết quả nhất định. Cụ thể: Công tác tuyên truyền được triển khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện dưới các hình thức tổ chức hội nghị tập huấn, các cuộc họp thôn, xóm, các hội đoàn thể, hệ thống truyền thanh và các trang mạng xã hội, Trang thông tin điện tử, thông tin lưu động, cổ động trực quan pa-nô, áp phích… Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, đảng viên và Nhân dân, góp phần hình thành và nhân rộng nếp sống văn minh; biên soạn, in ấn và cấp phát hơn 2.000 cuốn tài liệu, tờ rơi đến các cá nhân, tổ chức. Các xã, thị trấn in ấn và cấp phát bản cam kết cho 39.536 hộ ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Sau thời gian triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, người dân đã có sự chuyển biến về hành vi cũng như trong nhận thức, cụ thể là việc tổ chức đám cưới, các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu.. đều thực hiện gọn nhẹ, không rườm rà, hầu hết các hoạt động trên đều tổ chức trong một ngày; đặc biệt trong việc tang được hạn chế đẩy lùi, nhưng vẫn đảm bảo chu đáo trên tinh thần: trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm, đoàn kết cộng đồng, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.

Toàn huyện có 19/19 xã, thị trấn đã tổ chức Lễ phát động toàn dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn và có 19 mô hình điểm, các địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình và đến nay đã ra mắt 54 mô hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội  nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu tại địa bàn các thôn, tổ dân phố. Điển hình như: Thị trấn Di Linh tổ chức đồng loạt phát động 23/23 tổ dân phố để triển khai thực hiện; xã Hòa Ninh tổ chức ra mắt mô hình điểm tại thôn 2, UBND xã đã triển khai nhân rộng mô hình ở các thôn còn lại trên địa bàn xã và hiện nay 14/14 thôn đều có mô hình; việc xây dựng các mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mỗi người dân trong thực hiện nghiêm nếp sống văn minh. Trong 2 năm (2022 và 2023), toàn huyện có 3.647 đám cưới, 2.180 đám tang trong đó có 3.255 đám cưới và 2.079 đám tang thực hiện nếp sống văn minh; có 08 lễ hội, trong đó có 04 lễ hội cấp huyện 04 lễ hội cấp cơ sở cơ bản đều tổ chức thực hiện theo nếp sống văn minh.

Tuy nhiên việc thực hiện nếp sống văn minh vẫn còn những tồn tại như:

Về việc cưới: Một số hộ dân còn tổ chức tiệc thân mật với số lượng khách mời đông, phô trương, gây lãng phí; việc mặc trang phục cưới truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Một số lễ cưới âm thanh mở quá lớn, quá giờ quy định làm ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân lân cận; còn xảy ra việc lấn chiếm lòng lề đường để tổ chức đám cưới làm ảnh hưởng đến giao thông.

Về việc tang: Hiện tượng rải vàng mã trên đường đưa tang gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường còn xảy ra; tổ chức ăn uống tốn kém tại các đám tang, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số; cá biệt còn trường hợp để đám tang dài ngày; duy trì thủ tục di chuyển quan tài từ địa phương này sang địa phương khác (từ nơi ở về nơi sinh). 

Về Lễ hội: Một số lễ hội dân gian, hình thức phần lễ còn đơn giản, chưa tạo được ấn tượng tôn vinh các vị tiền bối có công với dân, với nước; nội dung phần hội cũng chưa thật phong phú, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt văn hóa lễ hội của nhân dân; Nhiều lệ tục mới đặt ra thành trào lưu, gây tốn kém, lãng phí tiền bạc, ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số như: mừng sinh nhật (người lớn), mừng khỏi bệnh,…  

Từ những thực trạng nêu trên, để từng bước tạo sự chuyển biến tích cực này góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với xây dựng nông thôn mới trong thực hiện nếp sống văn minh nhằm xóa bỏ các hủ tục không còn phù hợp trong thời gian tới, cần có các giải pháp sau:

Một là: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thường xuyên, liên tục với các hình thức đa dạng, phong phú, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, thiết thực, tiết kiệm, tránh chạy theo hình thức, áp đặt, phô trương và lãng phí với tinh thần: “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “mưa dầm thấm lâu”, ”nước chảy đá mòn” để tạo tính bền vững, vận động Nhân dân tự nguyện, tự giác thực hiện quy ước, hương ước, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, xã, thị trấn tiêu biểu; Từ đó đặt mục tiêu xây dựng được những mô hình mẫu, điển hình và nhân rộng.

Hai là: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện tiếp tục quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình thực hiện nghiêm túc các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phát huy tính tiền phong gương mẫu, vai trò nêu gương trong quá trình triển khai, vận động người thân, gia đình, nhân dân cùng thực hiện.  

Ba là: Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, tham mưu cho Ban chỉ đạo, UBND huyện kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, có biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về tổ chức việc cưới, việc tang, gây bức xúc trong dư luận. Công bố công khai những cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức việc cưới, việc tang chưa đảm bảo lành mạnh, tiến bộ, văn minh.

Bốn là: Chú trọng công tác nhân rộng các mô hình mẫu, điển hình tại các thôn nông thôn mới kiểu mẫu và các Khu dân cư kiểu mẫu, Khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn để làm cơ sở nhân rộng; việc xây dựng các mô hình phải thật sự cụ thể như: tiết kiệm trong việc cưới, không thách cưới quá cao, tiệc thân mật thành phần tham dự chỉ gói gọn trong thân tộc, gia đình; đám cưới, đám tang giảm (hoặc không) sử dụng bia, rượu, thuốc lá,…

Năm là: Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội đối với các mô hình đã áp dụng để tiếp tục triển khai nhân rộng trong thời gian tới; Đề xuất biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có cách làm hay, tiêu biểu trong công tác triển khai, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn.

Phạm Thị Yến

Lượt xem: 151
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001262422
  •  Đang online: 465
  •  Trong tuần: 9.081
  •  Trong tháng: 9.080
  •  Trong năm: 313.766