Từ luận điệu xuyên tạc trên cho thấy các thế lực thù địch, cơ hội chính trị không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta bằng những thủ đoạn mới tinh vi của thời kỳ công nghệ 4.0 như cắt dán, gán ghép, bôi đen, xuyên tạc…song tựu chung lại vẫn là những điệp khúc “bình cũ, rượu mới”. Đó là nhằm vào một hiện tượng như số vụ án phải kéo dài, cải sửa, những khuyết điểm yếu kém trong công tác quản lý, một số vụn tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, để “từ bé xé, ra to” nhằm rêu rao, kích động đòi xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng nghĩa với việc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đã được ghi nhận nhận tại Điều 4, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song dù có tinh vi, xảo quyệt, nham hiểm với những chiêu trò mới đến đâu đi chăng nữa,“đối chiếu” theo dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam với những chặng đường vẻ vang, hào hùng đã chứng minh rằng: Kể từ khi thành lập, ngày 02/9/1945 đến nay, nước ta đã ban hành 05 bản Hiến pháp nhằm thể chế hóa cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cánh mạng, bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc. Đó là, Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Bởi vì, ở Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp là đạo luật gốc, “luật mẹ” do Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành; là văn bản quy định những vấn đề cơ bản nhất của một quốc gia, trong đó không thể thiếu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ đó cho thấy quyền con người ở Việt Nam đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của hệ thống pháp luật mà các văn bản khác không thể phủ nhận. Đồng thời cũng khẳng định rằng trong tiến trình của lịch sử lập hiến, quyền con người được xem là “sứ mệnh”, là một trong những nội dung cốt lõi của quá trình lập pháp. Đó cũng là niềm mong mỏi “đau đáu”, khát khao cháy bỏng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trực tiếp chứng kiến đời sống lầm than cơ cực của người dân Việt Nam trong đêm trường nô lệ của chế độ thực dân phong kiến ở những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; từ đó thôi thúc Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Cho đến khi giành được độc lập tự do cho dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/9/1945, khát vọng đó đã được Người đề cập tại phiên họp đầu tiên, ngày 03/9/1945, ngay sau ngày giành độc lập của Chính phủ lâm thời; với sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải tập trung giải quyết nhằm cải thiện đời sống người dân do chế độ cũ để lại, trong đó có nhiệm vụ tiến hành Tổng tuyển cử xây dựng bản Hiến pháp dân chủ. Sau khi tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên thành công vào ngày 06/01/1946, đến ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời khẳng định: “Nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam theo chế độ dân chủ Nhân dân, quyền binh trong nước là của toàn thể Nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, các quyền tự do dân chủ được đảm bảo”. Sự ghi nhận này của Hiến pháp năm 1946 là một tuyên bố khẳng định, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ đời mình, làm chủ đất nước. Cứ như vậy, đáp ứng yêu cầu xu thế phát triển của thực tiễn trong từng giai đoạn lịch sử, qua mỗi lần xây dựng, ban hành một bản Hiến pháp, quyền con người từng bước được ghi nhận, hoàn chỉnh hơn. Minh chứng cụ thể nhất là Hiến pháp năm 2013 hiện nay, quyền con người được quy định tại Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” (từ Điều 14 đến Điều 49), liền kề Chương I Chế độ chính trị, điển hình ở một số điều cụ thể:
Điều 14 quy định:
“1. Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”.
Khoản 2, Điều 15 quy định: “ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”.
Điều 16 quy định:
“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”
Như vậy, qua 05 bản Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, đều quy định rõ nội dung quyền, các biện pháp bảo đảm cho quyền con người ở Việt Nam; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến định, tiếp tục được cụ thể hóa bằng luật và thực hiện tốt hơn trên thực tế bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện được tăng cường. Trong đó, quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền được được thông tin, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… là những quyền được pháp luật đặc biệt tôn trọng và bảo vệ. Đây là những nỗ lực, những thành tựu trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; nó được kết hợp giữa bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc với việc thâu nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một phạm trù xã hội, phạm trù pháp luật, mãi mãi trường tồn, song hành cùng sự phát triển của Nhà nước với một thông điệp “Nhà nước luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”.
Những thành tựu về quyền con người, quyền công dân đã được chứng minh một cách đầy đủ, đúng đắn bằng thực tiễn của 78 năm trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; mà ở đó trong mỗi giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hay những hoàn cảnh cam go nhất do thiên tại, dịch bệnh gây ra; ở đâu và lúc nào quyền con người, quyền công dân luôn luôn được quan tâm bảo vệ trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Một vài minh chứng điển hình: rất nhiều vụ oán oan sai tưởng như đã “chìm xuồng” trong rất nhiều năm nhưng đều được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; năm 2021 trước đại dịch Covid-19 hoành hành tại thành phố Hồ Chí Minh thì cả hệ thống chính trị vào cuộc với mục đích trước hết, trên hết là tính mạng, sức khỏe, quyền được sống của con người; một cháu bé không may bị rơi vào lòng trụ bê tông của một công trình xây dựng tại tỉnh Đồng Tháp vào thời gian cuối năm 2022, ngay lập tức được chính quyền các cấp huy động những phương tiện tối tân nhất nhằm giành giật lại quyền sống cho cháu; lực lượng vũ trang công an, quân đội Việt Nam lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu nạn nhằm tìm kiếm quyền sống cho người dân trong trận động đất thảm khốc vào thời gian tháng 02/2023. v.v. Đó là tấm gương phản ánh trung thực về quyền con người, về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cho đến hiện tại, quyền con người ấy, lại được tiếp tục được ghi nhận trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa XIII (tháng 10 năm 2022) về Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, với mục tiêu đến năm 2030 “Hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân”.Từ nội dung của Nghị quyết này cùng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật đã trang bị thế giới quan khoa học, bồi dưỡng lý tưởng, lẽ sống, xây dựng niềm tin, định hướng những giá trị đạo đức đúng đắn cho mỗi công dân Việt Nam, hơn lúc nào hết phải có nghĩa vụ, trách nhiệm trước dân tộc, trước đất nước. Những kết quả ấy về quyền con người ở Việt Nam đã làm cho cả thế giới, nhân loại tiến bộ phải thừa nhận, khâm phục bằng sự kiện, vào ngày 11/10/2022, Việt Nam lần thứ hai trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, với số phiếu rất cao. Đây là những lá phiếu bác bỏ quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; đồng thời khẳng định thế giới ngày càng thấy được tầm quan trọng của Việt Nam trong việc không ngừng nâng cao quyền và nhân quyền con người; là sự ghi nhận của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về những nỗ lực không ngừng nâng cao, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam. Thế nhưng những kẻ “thương vay, khóc mướn” bất chấp tất cả, chà đạp lên đạo lý, đi ngược lại quy luật phát triển tất yếu của lịch sử, tạo dựng ngọn cờ chống phá ngụy biện, xuyên tạc sự thật với luận điệu “lộng ngôn” mà những người có hiểu biết và lương tri đều phải “nực cười”: Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền thế giới là do vận động phiếu; áp đặt sự phi lý ảo tưởng không thể chấp nhận được: phải coi lại Hội đồng nhân quyền thế giới.
Từ những sự thật nêu trên há chẳng phải là câu trả lời đầy đủ nhất về quyền con người của Việt Nam hay sao mà các thế lực thù địch cố tình làm ngơ không biết? Song dù có điên cuồng chống phá bằng những thủ đoạn tinh vi xảo quyệt với những chiêu trò mới đến đâu đi chăng nữa “giấy không thể bọc được lửa”, không thể nào phủ nhận được“cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế” mà đất nước ta đã và đang đạt được sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Bởi vì, dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với đường lối đổi mới bằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, với những đặc trưng và thuộc tính vốn có, là yêu cầu khách quan, là quy luật tất yếu của cách mạng Việt Nam và mới đây Việt Nam lại được xếp thứ 65/137 quốc gia về chỉ số hạnh phúc gia đình. Đây lại là những “thách thức” đối với những kẻ có dã tâm đen tối luôn tìm mọi cách “thọc gậy bánh xe” cản trở con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn với mục đích trước hết, trên hết là tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Từ đó càng khơi dậy niềm tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, để mỗi chúng ta ngày càng tin Đảng, đi theo Đảng, nguyện đem hết tài năng, sức lực của mình cống hiến nhiều nhất cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, để “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, cùng cộng hưởng tạo nên những liều “vắc xin” hữu hiệu tăng sức đề kháng nhằm tiếp tục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị.
Nguyễn Thanh Chương