Trải qua hơn 93 năm trong quá trình đấu tranh cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và Nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam; với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mà ở đó “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”. Đây là nhiệm vụ, đích cuối cùng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; từ đó lan tỏa bản chất đầy tính ưu việt của chế độ xã hội nghĩa.
Từ ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng ấy, sau nhiều năm đề xuất, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, nhất là kể từ khi có Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn luôn “đau đáu”, “trăn trở” xác định các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm cùng với những giải pháp hữu hiệu nhằm đưa tỉnh nhà ngày càng phát triển đi lên về mọi mặt, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; trong đó có dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, tại thôn K’ Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng; đây là công trình trọng điểm của tỉnh, được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh đặc biệt quan tâm. Bởi vì, dự án Hồ chứa nước Ta Hoét sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ có nhiều hiệu quả, lợi ích thiết thực. Đó là, giải quyết tình trạng ngập lụt gây thiệt hại về hoa màu và tài sản của người dân; cấp nước tưới cho khoảng 2.580 ha đất canh tác của huyện Đức trọng, nước tưới bổ sung cho 500 ha thuộc khu vực hồ Tuyền Lâm; cấp nước sinh hoạt cho khoảng 65.000 người dân địa phương; góp phần cải tạo môi trường, phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản và tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hiệp An nói riêng, huyện Đức Trọng nói chung; đáp ứng sự kỳ vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Chính vì tính chất quan trọng đó, tại buổi lễ khởi công xây dựng Hồ chứa nước Ta Hoét vào ngày 20/02/2023, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định:“… tiếp tục tuyên truyền, vận động tạo sự động thuận của người dân trong vùng dự án; thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sau buổi lễ. Quan tâm chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất về đời sống, sinh kế cho người dân có đất canh tác bị thu hồi; khẩn trương hoàn chỉnh, hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án tái định canh cho người dân có đất bị thu hồi theo quy định”.
Sự quan tâm đặc biệt ấy còn được thể hiện trên các phương tiện thông tin chính thống của tỉnh như: Báo Lâm Đồng, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, ra nhiều số từ ngày 21/02 đến nay đều giành trên trang nhất, với những dòng tít được đông đảo người đọc quan tâm, điển hình như “Xây dựng Hồ chứa nước Ta Hoét: người dân được hưởng lợi trực tiếp”; chương trình thời sự của Đài phát Thanh truyền hình Lâm Đồng trong các ngày 23 và 24/02/2023, liên tục phát sóng đăng tải ý kiến của một số người dân, là người đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên, tại thôn K’ Rèn; phát biểu của các đồng chí: Chủ tịch UBND xã Hiệp An, Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch UBMTTQ huyện và đồng chí Bí thư Huyện ủy Đức Trọng, đều truyền tải thông điệp của người dân, của cả hệ thống chính trị từ thôn đến tỉnh là đồng tình, thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Hồ chứa nước Ta Hoét, “giải trình” quá trình triển khai việc thu hồi đất đảm bảo trình tự, thủ tục các bước theo quy định, tuân thủ triệt để theo quy định tại Điều 62, Luật đất đai năm 2013; Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Ban hành quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII “Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; đồng nghĩa với việc trước khi khởi công xây dựng Hồ chứa nước Ta Hoét “đất đã sạch”.
Những tưởng đó sẽ là điều kiện cần và đủ để UBND tỉnh thực hiện thành công công trình trọng điểm này đảm bảo tiến độ và các thông số kỹ thuật theo thiết kế. Thế nhưng khi triển khai khởi công xây dựng lại gặp một số “rào cản”; đó là một số hộ dân, chủ yếu là người đồng bào DTTS bị kẻ xấu giật dây kích động đi ngược lại lợi ích chung, thiếu trách nhiệm với xã hội với tư cách là một công dân, cố tình không nhận tiền hỗ trợ, đền bù, “nại ra” nhiều lý do rất “nực cười” với luận điệu xuyên tạc mang tính chống đối quyết liệt“người dân tộc K’Ho ở thôn K’ Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị cướp đất”. Luận điệu này không thể chấp nhận được vì nó bẻ cong, bóp méo sự thật mà chỉ những người “cố tình không hiểu”, “nhắm mắt giả mù”, “bịt tai giả điếc” trước một thực tế đầy đủ cơ sở pháp lý mà cả xã hội đều thừa nhận. Đó là, xây dựng Hồ chứa nước Ta Hoét vì mục đích anh sinh xã hội, vì sự phát triển chung của cộng đồng chứ không mang lợi ích nhóm và đã được Quốc hội, Chính phủ đồng ý cho chủ trương xây dựng từ ngân sách Trung ương; trong nguồn kinh phí 981,6 tỷ đã dành khoảng ¼ (220 tỷ) phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của 163 ha. Quá trình triển khai thi công đều công khai, minh bạch, một số kiến nghị của người dân, nhất là việc hỗ trợ, đền bù đều được cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, xem xét giải quyết theo tình hình thực tế tại địa phương và đúng quy định của pháp luật; thì làm sao mà gọi là “bị cướp đất” như những lời rêu rao kích động của những kẻ “lộng ngôn”. Từ đó so sánh với một số công trình mang tầm quốc gia hiện nay như đường cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành, nếu cũng xảy ra những “hiện tượng” như thế này, liệu Chính phủ có thực hiện đúng tiến độ hay không? Và một thực tế đã xảy ra vào thời gian cuối năm 2022, tại tổ dân phố Ka Ming, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh với mô hình hiến đất làm đường, có gia đình hiến đến 700 m2, so với giá như hiện nay thì số tiền lên hàng tỷ đồng. Song vì lợi ích chung, người dân tự giác thực hiện như suy nghĩ mộc mạc của già làng K’ Sen “Mình hiến chút đất nhưng mình có con đường rộng, đẹp để con cháu mình đi lại thuận lợi, nhà mình sẽ rất đẹp”.
Khởi công xây dựng Hồ chứa nước Ta Hoét cũng năm trong bối cảnh đất nước ta đang hành trình trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân Dân và vì Nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Nhà nước cũng quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân - Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội” (Điều 15- Hiến pháp năm 2013). Ngoài ra, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII cũng khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tang them từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch”. Như vậy, quyền không thể cao hơn quy định của pháp luật. Đây là những căn cứ để các tổ chức và cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có người dân ở thôn K’ Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng; đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn mơ hồ, ảo tưởng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Phạm Thành Đồng