NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thoát nghèo nhờ nuôi thỏ In trang
29/07/2019 12:00 SA

Nhờ chịu khó học hỏi và thành công với mô hình nuôi thỏ, nên đến nay gia đình ông Trần Ngọc Dư ở thôn Trại Phong, xã Bảo Thuận (Di Linh) đã có thu nhập ổn định và vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. 

Gia đình ông Trần Ngọc Dư đã khá lên nhờ nuôi thỏ. Ảnh: L.Phương
Gia đình ông Trần Ngọc Dư đã khá lên nhờ nuôi thỏ. Ảnh: L.Phương

Tâm sự với chúng tôi, trước đây, kinh tế của gia đình ông Trần Ngọc Dư chủ yếu dựa vào vài sào cà phê, nuôi gà thả vườn và đi làm thuê, nhưng đời sống của gia đình ông vẫn luẩn quẩn với cảnh nghèo khó. Nghe lời soeur Tú chia sẻ về định hướng thoát nghèo, năm 2014, ông Trần Ngọc Dư đã tìm mua 3 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm. “Trong quá trình nuôi, tôi nhận thấy thỏ là con vật dễ nuôi, kỹ thuật nuôi khá đơn giản, chi phí đầu tư và nguồn thức ăn thấp, tập tính sinh trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ ổn định, nên hiệu quả kinh tế mang lại cũng khá cao… Vì vậy, gia đình tôi đã quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại để phát triển nuôi thỏ theo mô hình trang trại” - ông Trần Ngọc Dư phấn khởi.
 
 Khu vực chăn nuôi được chủ nhân thiết kế từ các gian chuồng cho đến việc thu gom, xử lý chất thải được thực hiện một cách bài bản và khá khoa học, nên chuồng nuôi sạch sẽ, không gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Để thuận lợi trong việc quản lý, theo dõi và chăm sóc, ngoài khu vực dành riêng cho thỏ giống hiện có, ông Dư còn chia các khu dành riêng cho từng loại thỏ như: thỏ con sau khi tách mẹ, thỏ thương phẩm và thỏ hậu bị. Song song với việc mở rộng chuồng trại, để đảm bảo nguồn thức ăn cho thỏ, thời gian qua ông Dư đã mạnh dạn phá bỏ khoảng 4 sào cà phê kém hiệu quả để trồng cỏ sả, cỏ voi, cây vông và trồng xoài giống Thái Lan.
 
Ông Trần Ngọc Dư cho biết: “Thức ăn cho thỏ phổ biến nhất là lá vông. Ngoài ra, cần cho thỏ ăn bổ sung thêm cám công nghiệp, cỏ sả, cỏ voi và một số loại cỏ dại có sẵn trong tự nhiên. Mức tiêu thụ cám của thỏ ít, chỉ tốn từ 300 - 500 đồng/con/ngày”.
 
Để đàn thỏ luôn khỏe mạnh, ngoài làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải, vấn đề phòng bệnh cho đàn thỏ cũng được ông Dư chú trọng. Do thường xuyên chủ động áp dụng quy trình phòng bệnh, thỏ giống (thỏ bố, mẹ) phải được tiêm vắc xin định kỳ 6 tháng/lần, chủ yếu tiêm phòng vắc-xin xuất huyết thỏ…, nên đàn thỏ không xảy ra dịch bệnh. 
 
Sau 5 năm gây dựng, đến nay mô hình trang trại thỏ của ông Trần Ngọc Dư phát triển rất tốt với khoảng 20 con thỏ đực giống, 150 thỏ cái sinh sản và luôn duy trì tổng đàn thỏ ở mức từ 700 - 1.000 thỏ con/tháng.
 
”Với tập tính sinh trưởng nhanh, trung bình mỗi năm thỏ đẻ 6 lứa, mỗi lứa khoảng 8 con. Sau 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2,5 - 3 kg/con là có thể xuất bán. Bình quân mỗi năm xuất bán ra thị trường 4 lần, mỗi lần khoảng 100 con thỏ thương phẩm, với giá dao động 75.000 - 80.000 đồng/kg đã mang về lợi nhuận cho gia đình ông trên 80 triệu đồng/năm” - ông Trần Ngọc Dư chia sẻ.
 
Ngoài cung cấp thỏ thương phẩm cho thị trường, gia đình ông Trần Ngọc Dư còn cung cấp thỏ giống cho bà con trong vùng và nhiều hộ chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Di Linh và Bảo Lộc. 
 
“Hiện UBND xã Bảo Thuận đã đặt tôi làm chuồng, đồng thời cung cấp con giống để nhân rộng mô hình đến 15 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã cùng nuôi” - ông Trần Ngọc Dư cho hay. 
 
Trong thời gian nuôi thỏ, ông Dư nhận thấy với lượng phân thỏ thải ra khá lớn, ngoài dùng bón cho cỏ, xoài, ông còn trộn với các phụ phẩm nông nghiệp, vỏ cà phê, ủ xử lý với nấm men Trichoderma rồi bán cho các nông hộ trồng trọt có nhu cầu, với ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng/năm.
 
Hiện ông Dư tận dụng chất thải của thỏ để thử nghiệm nuôi trùn quế. Dự tính trong thời gian tới, gia đình ông Dư sẽ chuyển đổi số diện tích cà phê còn lại để trồng cỏ nuôi bò, trồng sầu riêng. Bởi theo ông Trần Ngọc Dư, phân bò rất phù hợp cho việc nuôi trùn quế, khi thành công ông sẽ tiếp tục đầu tư nuôi cá trê…, giúp đa dạng và nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình theo mô hình vườn - ao - chuồng.
 
LAM PHƯƠNG - baolamdong.vn

Lượt xem: 1.427
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001606685
  •  Đang online: 41
  •  Trong tuần: 18.325
  •  Trong tháng: 63.801
  •  Trong năm: 658.030