NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Di Linh quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số In trang
01/10/2024 03:44 CH

Thời gian qua, cùng với việc quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, huyện Di Linh đã chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số. Các thầy cô giáo là người đồng bào dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục huyện nhà, đội ngũ này không ngừng tăng cả số lượng và nâng cao về chất lượng.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt năm 2020, cô Ka Duýt - Trường Trung học cơ sở (THCS) Tân Thượng chia sẻ: ngày nhận quyết định được về công tác trên chính mảnh đất quê hương mình, hạnh phúc không thể nào tả hết. Tuổi thơ của tôi gắn liền với ruộng đồng, nương rẫy, núi rừng nên cô thấu hiểu cuộc sống, ước vọng của học sinh người đồng bào K’Ho nơi đây. Với ngôi trường có trên 90% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả, tôi mong sẽ góp phần nhỏ bé của mình để giúp các em lĩnh hội tri thức, phát triển bản thân xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh hơn. Với tôi khi được cống hiến cho nghề giáo là niềm vinh dự, tự hào để mình không ngừng học tập đồng nghiệp, nâng cao kiến thức để từng bước nâng cao chất lượng dạy học.

Cô Ka Duýt luôn nỗ lực, tâm huyết với công tác giảng dạy
Cô Ka Duýt luôn nỗ lực, tâm huyết với công tác giảng dạy

Thầy Nguyễn Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Tân Thượng cho biết: đặc thù là trường vùng xa của huyện với 343/377 em học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhà trường cũng tập trung phát triển đội ngũ giáo viên là người đồng bào dân tộc với 4/28 người, chiếm 16% giáo viên nhà trường. Điểm thuận lợi là đội ngũ giáo viên và học sinh có cùng ngôn ngữ bản địa nên dễ hòa nhập hơn giáo viên người Kinh, nhờ đó chất lượng giáo dục đào tạo của trường ngày một nâng cao.

         Với cô Ka Thoại, Trường Tiểu học - THCS Đinh Trang Thượng, dù kinh tế gia đình rất khó khăn, nhưng cô quyết tâm đeo đuổi con đường học tập. Học hết bậc THPT, cô tiếp tục thi đỗ vào đại học và chọn ngành Sư phạm Tiểu học, quyết tâm mang cái chữ về cho trẻ em chính quê hương mình. Được bố trí dạy học ở trường vùng sâu vùng xa thuộc xã Đinh Trang Thượng nhưng cô Ka Thoại luôn quyết tâm vượt qua các khó khăn, luôn nỗ lực, tâm huyết với công việc giảng dạy của mình.

          Ông Nguyễn Phước Bảo Cường - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: đến nay tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục là 2.318 người, trong đó giáo viên người đồng bào dân tộc là 380 người, chiếm 16,39%. Những năm qua, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao trình độ dân trí, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các trường học. Song với đầu tư cơ sở vật chất, các chính sách hỗ trợ, đội ngũ giáo viên người DTTS cũng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của huyện nhà. Đội ngũ giáo viên người DTTS tăng cả về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đa số giáo viên người DTTS phát huy được ưu thế ngôn ngữ, nhiệt tình, chịu khó trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, ngành giáo dục huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các chuyên đề về đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy học cho các giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số.

            Có thể thấy, những năm qua chất lượng giáo dục và đào tạo huyện nhà ngày một nâng cao, trong đó có công sức của đội ngũ nhà giáo là các giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số. Để nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên người DTTS, ngành giáo dục cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đổi mới sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên. Qua đó, giúp họ đáp ứng tốt hơn yêu cầu về quản lý giáo dục và dạy học, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, từng bước đáp ứng việc đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục và đào tạo.

Duy Nhã

Lượt xem: 41
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001498808
  •  Đang online: 70
  •  Trong tuần: 5.612
  •  Trong tháng: 34.673
  •  Trong năm: 550.153