NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG! NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG DI LINH TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA! ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DI LINH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025! HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG! TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH! QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Nông nghiệp Di Linh định hình phát triển bền vững In trang
26/11/2018 12:00 SA

Trong các chỉ tiêu cơ bản về lĩnh vực kinh tế của huyện Di Linh, khu vực nông nghiệp được đánh giá có mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu đề ra. Qua đó, cùng với chương trình tái canh cà phê, trồng xen cây ăn trái và tăng mạnh chăn nuôi đang định hình nền nông nghiệp của huyện phát triển bền vững.

Di Linh đứng đầu tỉnh về tái canh cà phê. Ảnh: X.Trung
Di Linh đứng đầu tỉnh về tái canh cà phê. Ảnh: X.Trung

Vùng chuyên canh cà phê
 
Chính xác là đã có bước đột phá hiện ra trên những nương rẫy cà phê ở Di Linh với những tín hiệu lạc quan. Những ngày này khi cà phê chuẩn bị vào mùa thu hoạch, đi vào các vùng cà phê các xã phía Nam huyện gồm xã Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Trung và Hòa Nam hỏi chuyện năng suất cà phê ra sao, nhiều người dân khẳng định 6 - 7 tấn/ha giờ đây là chuyện thường. Một năng suất trong mơ mà theo Phó Bí thư Huyện ủy Di Linh Vũ Đình Sơn, năng suất, sản lượng tăng đến từ việc các xã trên tích cực thực hiện tái canh cà phê những năm qua. 
 
Nhìn tổng thể nền nông nghiệp Di Linh, cây cà phê đóng vai trò quan trọng bởi chiếm đến 80% diện tích sản xuất nông nghiệp của toàn huyện, tương đương 41.718 ha và trở thành vùng sản xuất chuyên canh đứng đầu tỉnh Lâm Đồng. Do đó, lựa chọn đẩy mạnh tái canh cà phê là bước đi mang tính thực tiễn cao trên vùng đất sản xuất cà phê lâu đời nhất nhì tỉnh. “Điều đáng nói là dù giá cả cà phê có khi xuống thấp nhưng nông dân Di Linh vẫn “bám chặt” vào cây cà phê chứ không vì thế mà chặt bỏ, chuyển đổi như một số nơi nên việc xây dựng vùng chuyên canh cà phê năng suất, chất lượng đối với huyện là rất quan trọng” - Phó Bí thư Huyện ủy Vũ Đình Sơn cho hay. 
 
Theo báo cáo của Huyện ủy Di Linh, tiến độ tái canh, cải tạo cà phê đạt và vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Di Linh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Cụ thể, sau gần 3 năm thực hiện, việc tái canh cà phê đã vượt 19,1% - tương đương với 7.900 ha so với nghị quyết, nâng diện tích đã tái canh lên 21.549 ha, đạt 51,6% tổng diện tích cà phê của huyện. 
 
Dự kiến năng suất bình quân cà phê của huyện sẽ đạt 31 tạ/ha, vượt 3,4% so với chỉ tiêu; tổng sản lượng đạt gần 123.000 tấn, tăng 15,3%. 
 
Nếu tính theo thời giá hiện tại, sản lượng cà phê trên mang lại doanh thu hơn 5.100 tỷ đồng trong khu vực nông nghiệp của Di Linh. Cần nhớ rằng, trước khi tiến hành tái canh, cải tạo giống cà phê, năng suất bình quân đối với cây cà phê Di Linh chỉ từ 22 - 25 tạ/ha. Còn hiện giờ đã đạt 31 tạ/ha và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 35 tạ/ha (vượt so với Nghị quyết Đảng bộ huyện là 32 tạ/ha) cho thấy mức gia tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích cà phê ra sao.   
 
Phát triển toàn diện, bền vững
 
Không chỉ dừng lại ở tái canh cà phê, Di Linh còn thực hiện trồng xen và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng để tránh lệ thuộc vào cà phê, hướng tới mục tiêu nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Qua đó, nhiều diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp được người dân chuyển đổi sang trồng xen một số cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, bơ ghép, hồ tiêu, mắc ca, dâu tằm… từng bước đã khẳng định hiệu quả rõ rệt so năm đầu thực hiện nghị quyết. Theo thống kê của huyện Di Linh, đến nay, diện tích trồng xen cây sầu riêng của huyện đạt 1.631,8 ha, nếu quy đổi theo tỷ lệ trồng thuần sầu riêng tương đương với 1.022 ha, tăng 835 ha so với 3 năm về trước. Hiện đã có 476 ha cho thu sản phẩm với sản lượng đạt 7.617 tấn. Cùng đó, diện tích trồng xen cây bơ ghép là 1.815 ha (tương ứng với khoảng 1.010 ha cây bơ trồng đông đặc), sản lượng đạt 2.156 tấn, tăng gần 720 ha. Cây mắc ca được trồng xen trên diện tích 960 ha và đã có 377 ha đang trong thời kỳ kinh doanh với sản lượng 3 tấn/ha; cây dâu tằm phát triển tương đối mạnh với 290 ha, năng suất đạt từ 25 - 40 tấn/ha/năm…
 
Bên cạnh đó, theo Huyện ủy Di Linh, ngành chăn nuôi của huyện cũng có bước đột phá, đã chuyển từ chăn nuôi nhỏ, lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung theo lộ trình phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản và bò sữa đến năm 2020 trên địa bàn huyện. Việc phát triển mạnh chăn nuôi sẽ làm thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu nông nghiệp của một huyện nông nghiệp như Di Linh. Và đến nay, tổng đàn bò thịt đạt 6.784 con, tăng 3.272 con; bò sữa dự kiến đến hết năm 2018 có quy mô từ 700 - 1.000 con. Ngoài ra, Di Linh còn có 32 trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, cùng với việc phục hồi tổng đàn heo đến nay đạt 34.496 con. Riêng về nuôi trồng thủy sản, hiện có 133 ha mặt nước ao hồ với sản lượng đạt 1.051 tấn, tăng 470 tấn so với 3 năm trước đây. 
 
Theo đánh giá chung của Huyện ủy Di Linh, ngành nông nghiệp huyện đã có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 4,5% và hầu hết các chỉ tiêu về trồng trọt, chăn nuôi cũng như kinh tế tập thể… đều vượt so với Nghị quyết Đảng bộ huyện. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp đã chuyển biến về chất, đơn cử, hiện giá trị sản xuất đạt bình quân 180 - 200 triệu đồng/ha đối với cây trồng xen canh và đạt 500 triệu đồng/ha đối với chăn nuôi bò sữa… Phó Bí thư Huyện ủy Di Linh Vũ Đình Sơn cho biết: Nền nông nghiệp huyện đã dần đạt được sự “phát triển toàn diện, hướng đến bền vững”, song để đạt trình độ hiện đại hóa ngành nông nghiệp thì chưa thể so bì được với một số địa phương khác trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất như ở một số huyện, thành chuyên trồng rau, hoa. 
 
Đấy cũng là mối trăn trở chung của lãnh đạo huyện trong thời gian tới. 

XUÂN TRUNG - baolamdong.vn

Lượt xem: 1.036
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001926310
  •  Đang online: 148
  •  Trong tuần: 8.089
  •  Trong tháng: 52.655
  •  Trong năm: 52.655